Dược phẩm là một ngành công nghiệp đặc thù, nên các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm cần xây dựng cho mình những chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả, để có chỗ đứng vững trên thị trường. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng PharMarketing đi tìm hiểu về marketing dược nhé!
Marketing dược được hiểu như thế nào?
Marketing dược (Pharma marketing) là những chiến lược marketing truyền thống và digital marketing, là sự kết hợp giữa kiến thức marketing và lĩnh vực dược phẩm được sử dụng nhằm thu hút khách hàng, thỏa mãn nhu cầu và nâng cao nhận thức khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Tiếp thị dược phẩm có thể hướng tới đối tượng là các bác sĩ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Marketing dược ngày càng phát triển
Mục tiêu cơ bản của marketing dược phẩm là gì ?
Marketing dược luôn hướng đến 2 mục tiêu cốt lõi luôn song hành và bổ trợ cho nhau:
Mục tiêu sức khỏe: Doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm cam kết chất lượng, hiệu quả và an toàn cho người dùng, mang đến những giá trị đích thực và ý nghĩa cho cộng đồng.
Mục tiêu về kinh tế: Đây là mục tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải có những chiến lược marketing dược thành công, mang lại hiệu quả cao và doanh thu lớn cho hãng dược.
Vai trò của marketing dược
Trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh gay gắt như hiện tại, cùng với các quy định và nhu cầu của khách hàng ngày càng phức tạp, vai trò của marketing dược ngày càng được khẳng định:
Đưa khách hàng đến gần hơn với ngành dược: Thông qua công nghệ và marketing dược, khách hàng có thể tìm hiểu về bệnh một cách dễ dàng. Họ cũng dễ ghi nhớ những thông tin về sản phẩm bởi nội dung marketing mang tính chuyên môn cao mà không cần tốn quá nhiều thời gian.
Đẩy mạnh hệ thống bán lẻ: Nhờ marketing dược, doanh nghiệp có thể mở ra một chuỗi hệ thống bán lẻ đầy triển vọng trong tương lai.
Xây dựng tập tính mua hàng mới: Ngày nay, người tiêu dùng dựa vào sự phát triển của thương mại điện tử để đơn giản hóa việc mua sắm hơn. Phương thức mua bán online hoặc qua trang web khá phổ biến và phát triển.
Tạo dấu ấn thương hiệu: Marketing dược thông qua các công cụ tìm kiếm (SEO) có thể đưa website của doanh nghiệp lên top đầu tìm kiếm của các trang công cụ. Từ đó dễ dàng tạo dựng niềm tin với khách hàng hơn.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến marketing dược ?
Có 2 yếu tố cơ bản có tác động trực tiếp đến marketing dược, chính là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô:
Môi trường vĩ mô
Trong môi trường vĩ mô lại bao gồm một số khía cạnh khác, như:
Môi trường kinh tế: Nếu môi trường kinh tế không ổn định, phát sinh nhiều vấn đề như lạm phát,..cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của khách hàng.
Môi trường tự nhiên: môi trường tự nhiên dễ bị tác động và biến đổi trong quá trình sản xuất và phát triển ngành công nghiệp dược phẩm. Từ đó, nó cũng sẽ tác động ngược trở lại sản phẩm và đưa ra thị trường.
Môi trường khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nhờ vào sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều doanh nghiệp dược phẩm đã phát triển và tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao.
Môi trường vi mô
Dưới đây là các yếu tố trong môi trường vi mô có quyết định trực tiếp đến các chiến dịch marketing ngành dược:
Doanh nghiệp: Các phòng ban thuộc bộ phận marketing đóng vai trò là cầu nối liên kết chặt chẽ đến các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các bộ phận này có mối liên hệ qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
Nhà cung ứng: Các cá nhân, tổ chức cung cấp nguồn nguyên vật liệu, công cụ cho doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp cần làm công tác marketing với bên cung cấp để họ nắm được thông tin về thị trường mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp về nguyên vật liệu.
Các môi giới trung gian: Đây là bên thứ ba, hỗ trợ việc phân phối, tiêu thụ và quảng cáo sản phẩm trên thị trường. Để chiến dịch marketing có hiệu quả, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về thị trường, các quan điểm và định hướng của doanh nghiệp.
Khách hàng: Là mục tiêu cuối cùng mà công tác marketing hướng đến, nhằm thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng mong muốn của khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của PharMarketing.vn về marketing dược phẩm. Hi vọng rằng bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích thông qua bài viết này và có thể áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình một cách chính xác và phù hợp nhất.