Tấn công mạng có nhiều hình thức, mỗi hình thức lại có cách tấn công khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho các cá nhân, doanh nghiệp mà tổ chức. Để có thể hạn chế được các rủi ro bị tấn công, việc hiểu được các hình thức tấn công mạng là điều quan trọng. Với chia sẻ của Bizfly Cloud, bạn sẽ nắm rõ được kỹ thuật và các hình thức tấn công mạng phổ biến mà tin tặc thường xuyên sử dụng.
Phần mềm độc hại (Malware Attack)
Sử dụng phần mềm độc hại malware là hình thức tấn công điển hình nhất trong những năm gần đây. Các phần mềm mã độc này bao gồm phần mềm gián điệp (spyware), mã độc tống tiền (ransomware), virus và worm ( các phần mềm độc hại có khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt). Các tin tặc thường cài đặt malware bằng cách khai thác các lỗ hổng bảo mật nhằm mục đích xâm nhập và tấn công hệ thống. Malware thường gây ra một số hậu quả như sau:
Chặn người dùng truy cập vào một số folder hoặc file nhất định.
Theo dõi các hành động của người dùng và tiến hành đánh cắp các dữ liệu.
Làm hư hỏng phần cứng và làm ngưng trệ hoạt động của hệ thống.
Tấn công giả mạo (Phishing Attack)
Hình thức tấn công giả mạo (Phishing Attack) là hình thức tấn công phổ biến trong đó tin tặc giả mạo là một cá nhân hay một tổ chức uy tín để lợi dụng lòng tin của người dùng. Bằng cách này, chúng sẽ tiến hành đánh cắp các thông tin, dữ liệu nhạy cảm như thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,… Các cuộc tấn công giả mạo này thường được thực hiện thông qua email. Cụ thể, người nhận sẽ nhận được một email giả mạo từ một tổ chức, cá nhân uy tín với các thông điệp khẩn thiết yêu cầu người dùng truy cập vào đường link. Khi truy cập, người dùng được chuyển đến một website giả mạo và được yêu cầu đăng nhập, từ đó, tin tặc sẽ có được các thông tin đăng nhập và dữ liệu nhạy cảm.
Tấn công trung gian (Man in the middle attack)
Tấn công trung gian là hình thức tin tặc xen vào giữa các các phiên giao dịch hay các phiên giao tiếp giữa hai đối tượng. Khi việc xâm nhập diễn ra thành công, tin tặc có thể dễ dàng theo dõi được mọi hành vi của người dùng thậm chí là đánh cắp toàn bộ các dữ liệu có trong phiên giao dịch hay giao tiếp đó. Tấn công trung gian thường xảy ra khi nạn nhân truy cập vào một mạng wifi không đảm bảo được sự an toàn.
Tấn công từ chối dịch vụ (DoS & DDoS)
DoS là hình thức tấn công được các tin tặc sử dụng để đánh sập một máy chủ hay hệ thống tạm thời bằng cách tạo ra một lưu lượng người dùng khổng lồ trong một thời điểm nhất định để khiến cho hệ thống trở nên quá tải. Khi đó, người dùng sẽ không thể truy cập được vào website trong khoảng thời gian website đó bị tin tặc tấn công.
DDoS là hình thức tấn công biến thể của DoS được các tin tặc áp dụng bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính để tấn công trực diện vào website. Sự nguy hiểm của hình thức này thể hiện ở chỗ chính những máy tính thuộc mạng lưới cũng không biết bản thân đang là đối tượng bị lợi dụng.
DoS và DDoS được đánh giá là hình thức tấn công nguy hiểm nhất gây ra những thiệt hại nặng nề nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, Dịch vụ Anti DDoS ra đời là một giải pháp phòng chống tấn công DDoS hiệu quả nhất được các doanh nghiệp nằm trong top lưu lượng truy cập lớn nhất lựa chọn.
Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL Injection)
Hình thức tấn công cơ sở dữ liệu được các tin tặc ứng dụng bằng cách chèn một đoạn mã độc hại vào máy chủ sử dụng ngôn ngữ lập trình SQL để tiến hành đánh cắp các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Hậu quả lớn nhất mà SQL Injection gây ra là làm lộ các dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu bởi chúng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của một doanh nghiệp. Khách hàng khi mất niềm tin vào doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng các dịch vụ của bên khác và dẫn đến hậu quả là doanh số của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
Khai thác lỗ hổng Zero Day (Zero Day Attack)
Lỗ hổng Zero Day là các lỗ hổng bảo mật chưa có bản vá chính thức bởi các lỗ hổng này vẫn chưa được các nhà phát triển phần mềm biết đến. Vì vậy, các cuộc tấn công Zero Day thường xảy ra một cách bất ngờ mà các nhà phát triển phần mềm không thể dự đoán trước được và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề.
Nắm rõ các hình thức tấn công mạng chính là cách để doanh nghiệp có thể chuẩn bị các biện pháp ngăn chặn và phòng tránh tấn công một cách kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Nếu bạn gặp phải các vấn đề về bảo mật thì hãy liên hệ với Bizfly Cloud để được trải nghiệm giải pháp bảo mật tuyệt vời Bizfly Anti DDoS nhé!
Nội dung có sự tham khảo từ Bizfly Cloud
BizFly Cloud – Cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất tại Việt Nam
Vận hành bởi VCcorp
Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Google map: https://goo.gl/maps/CUqazfqqgd5w4HSh6