Làm thế nào để nhân sự thường xuyên tương tác, phản hồi hay có những góp ý, đề xuất lên cấp trên để giúp công ty, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn? Hãy cùng quantrinhansu.vn tìm hiểu về cách mà một người chủ shop áp dụng cho nhân viên của mình trong bài viết này nhé.

Mình tạm chia sẻ góc nhìn mà mình nghĩ là đã giúp mình giải quyết các vấn đề liên quan nhân sự một cách dễ dàng và hiệu quả. Đó là xem nhân viên như khách hàng.
Do mình gốc từ marketing lên và sau khi làm tới công việc điều hành thì thấy nhiều vấn đề từ nhân sự. Nhưng mình trao đổi với bạn nhân sự theo hướng mình xem nhân viên như khách hàng. Mình xem mội trường làm việc, lương thưởng và cách quản lý như 1 sản phẩm, nếu ta muốn khách hàng làm điều gì đó cho ta thì hãy xem sản phẩm ta có tạo động lực cho họ làm điều đó ko.
Vốn dĩ ta không chỉ cần khách hàng mua hàng mà còn là quảng bá truyền miệng, nhận xét sản phẩm, kiểm soát sai sót…
Với mình marketing và nhân sự có 1 cái chung là tìm cách tác động lên nhận thức con người và làm họ làm điều ta cần. Vì vậy mình áp dụng các bước làm marketing lên vấn đề nhân sự:
1. Khảo sát nhân sự bằng bảng 360
Với độ lớn tùy quy mô công ty để coi vấn đề thật sự đang nằm ở đâu, trong marketing gọi là inside khách hàng dịch nôm na là sự thật ngầm hiểu – vì vốn dĩ câu nói cảu khách hàng và nhân viên chưa chắc đúng là những gì họ nghĩ hoặc chỉ là 1 phần họ nghĩ chứ chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất. Nhiều khi lại là lắng nghe face to face.
2. Họp nhóm nòng cốt
Trong marketing gọi là focus group, tức là họp với nhóm nhân viên đại diện được nhiều người và chia sẻ các hướng giải quyết để xem cảm giác họ ra sao, ko nói về chuyện ra quyết định chỉ là lắng nghe cảm xúc và nhờ họ nói ra các tiêu chí cho 1 vấn đề nhân sự, ví dụ tiền lương nên theo các tiêu chí gì, báo cáo nên có cái gì để giải quyết lổ hổng mới phát hiện.
3. Truyền thông
Chọn kênh (có cái nên nói chung, cái riêng), chọn người (nhiều khi nên là chia sẻ với cấp trung rồi cấp trung chia sẻ xuống), chọn thời gian và địa điểm. (có cái nên nói liền có cái nên đợi sự việc cao trào mới mang ra nói).
4. Dùng thử
KPI thì thừ từng cái, xem đo tốt ko nếu thưởng phạt vậy thì tốt không, làm tới đâu chắc tới đó đừng làm cả đống rồi sau đó bỏ hết. Chính sách cũng thông báo rõ thử 1 tháng nếu tốt thì tiếp.
5. Dùng năm đầu
Bạn hoàn toàn có thể review các nhân sự ở nhóm làm việc lâu năm hoặc đã được 1 năm để đánh giá, xét thưởng hoặc tăng chính sách thêm. Ngoài ra cách mà tôi áp dụng là hãy làm phép thử 1 năm.
6. Nâng cấp sản phẩm
Theo những vấn đề mới, theo thay đổi thời gian, (giờ nhiều thứ NV làm việc trên điện thoại mình đã hướng dẫn rất tiện cho NV).
7. Lòng trung thành
Khảo sát toàn diện theo chu kỳ để ứng phó với thay đổi mới (như việc có facebook làm ảnh hưởng đến việc nhân viên dễ chia sẻ cảm xúc, công ty nên tạo nhiều cơ hội để nhân viên chia sẻ cảm xúc tốt và tránh chia sẻ cám xúc xấu) đừng đứng ngoài thời cuộc và cho là công nghệ ko thay đổi gì trong việc quản lý nhân sự. Luôn học hỏi vì vốn làm sếp ko ai chỉ bảo nhiều như làm nhân viên.
8. Đừng quên người giữ xe cũng có thể làm mất khách
Chính sếp cũng là một phần trong sản phẩm, chính bạn cũng có lộ trình để tăng điểm trong mắt nhân viên. Nếu bạn là nhân sự thì hãy đo KPI của sếp để nói với sếp rằng sếp hãy tăng chỉ số lắng nghe để giữ được nhân viên giỏi … Dần dần chính mình cũng tích lũy được KPI cho việc giữ nhân viên, mà thậm chí còn theo dạng công ty, tính cách sếp, thâm niên, nv nhanh chậm (với mình thì ai cũng giỏi cả chỉ là nhanh hay chậm thôi).
Mình dùng cách này cho tất cả vấn đề nhân sự tiền lương thưởng, báo cáo, giao việc, môi trường, định hướng phát triển, thưởng phạt, thay máu nhân sự, mâu thuẫn nội bộ … và không gặp vấn đề nào bạn nêu trên.
Nhờ vậy càng làm mình càng tích lũy được rất nhanh và được nhân viên rất ưu thích dù không phải bằng cách tăng lương, nịnh nhân viên hay dễ dãi, và nhân viên từng làm với mình đều như bạn bè giờ vẫn giữ liên lạc hỏi thăm và giúp đỡ. Và … mình cũng được rất nhiều cơ hội từ những bạn đã làm việc chung.
Khách hàng cần dịch vụ của mình, nhân viên cần sự giúp đỡ của mình trong công việc. Và cả 2 đều mong được đối xử như con người với tất cả cảm xúc.
Nguồn: Quản Trị & Khởi Nghiệp
Discussion about this post