Nhân sự luôn là bài toán mà tất cả doanh nghiệp tổ chức giải quyết một cách hiệu quả để hướng đến thành công. Trong đó, hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực được xem là công tác trọng tâm trong quản trị nhân sự. Qua bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ bản trong doanh nghiệp từ đó giúp bạn xây dựng được quy trình, phương pháp phù hợp với công ty.
Quy trình đào tạo nguồn nhân lực bao gồm 7 công đoạn cơ bản:
Đặt ra mục tiêu cần đạt sau khi hoàn thành đào tạo
Dự báo cầu nhân lực trong doanh nghiệp của bạn
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng lao động của công ty
Xác định số lượng tăng giảm lao động
Lựa chọn chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp
Tiến thành thực hiện
Rà soát, đánh giá
Nào, chúng ta cùng đi vào chi tiết…
Đặt ra mục tiêu cần đạt sau khi hoàn thành đào tạo
Đặt mục tiêu luôn là bước đầu tiên nhưng cũng là khâu quan trọng nhất trong hầu hết mọi quy trình. Trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, việc đặt mục tiêu giúp tiết kiệm nguồn lực cho công ty hiệu quả và dựa vào các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sau quá trình đào tạo.
Các mục bạn cần lưu ý khi đặt mục tiêu là:
Đào tạo những kiến thức gì? phục vụ cho công việc nào?
Số lượng nhân viên tham gia là bao nhiêu?
Đào tạo trong bao lâu?
Dự báo cầu nhân lực trong doanh nghiệp của bạn
Mục đích của dự báo nhu cầu nguồn nhân lực là giúp bạn có tầm nhìn về công việc, nguồn lực nhân sự trong thời điểm nhất định ở tương lai. Bạn cần sử dụng các phương pháp định lượng, định tính để dự báo chính xác nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai với tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Dự báo cầu nhân lực được thực hiện trên cơ sở: Khối lượng công việc, cơ sở vật chất, công nghệ, khả năng đào tạo của doanh nghiệp, chính sách phát triển nhân sự trong công ty, tiêu chuẩn sản xuất.. Từ đó xác định được cần bao nhiêu lao động với chất lượng phù hợp để hoàn thành mục tiêu kinh doanh đặt ra.
Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực của công ty
Phương pháp phân tích mà tôi ưa thích và thường áp dụng chính là SWOT. Bao gồm:
S – Strengths: Điểm mạnh
W – Weaknesses: Điểm yếu
O – Opportunities: Cơ hội
T – Threats: Thách thức
Thông qua việc phân tích này, bạn có thể nắm được hiện trạng lao động một cách khái quát nhất. Từ đó đánh giá được mức độ sử dụng lao động hiện tại của doanh nghiệp và làm cơ sở để xác định số lượng tăng giảm lao động ở bước tiếp theo.
Xác định số lượng tăng giảm lao động
Để đáp ứng mục tiêu công việc kinh doanh đặt ra, bạn cần xác định số lượng và chất lượng lao động cần thiết. Dựa vào dự báo và hiện trạng nguồn nhân lực hiện tại, bạn sẽ xác định được số lượng tăng giảm lao động cho từng thời điểm.
Lựa chọn chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp
Xây dựng chương trình đào là việc hệ thống các kiến thức đào tạo vào giúp người được đào tạo dễ tiếp thu.
Ngoài ra, bạn cần xác định thêm yêu cầu phải hoàn thành đào tạo trong bao lâu. Từ đó sắp xếp công việc, thời gian và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhất.
Tiến thành thực hiện
Khi mọi thứ đã được xác định rõ ràng, đến bước này chỉ cần thực hiện theo đúng kế hoạch và bám sát tiến độ. Để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng cao, bạn cần chuẩn bị các ví dụ, case study cụ thể giúp nhân sự tiếp thu tốt hơn.
Rà soát, đánh giá
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, việc rà soát và đánh giá không nên thực hiện qua loa hoặc thậm chí là bỏ qua. Bạn cần đánh giá lại giúp bạn biết được mục tiêu đào tạo ban đầu đã đạt được chưa. Nếu chưa, hãy dựa vào sự chênh lệch để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được tối ưu hơn.
Bạn nên xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá để giúp người lao động dễ nắm bắt và biết được những điểm cần cải thiện. Qua đó giúp hiệu quả công việc được nâng cao hơn.
Trên đây là quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cơ bản nhất được tham khảo từ Viện nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực IRDM. Tuy nhiên, mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có một văn hoá, nguồn lực khác nhau. Vì vậy bạn cần xây dựng một quy trình đào tạo phù hợp nhất với tổ chức của mình. Chúc bạn thành công!