Quản lý nhân sự là gì? Một nhà quản trị nhân sự được giao trách nhiệm quản lý cả một hệ thống nhân viên của công ty. Vậy công việc của họ phải làm là những gì?
Quản lý nhân sự là gì?
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp.
Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Quản lý nhân sự là gì hay quản lý nguồn nhân lực là gì, là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Quản lý nhân sự là gì quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.
Các công việc quản lý nhân sự
Các nhà quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong mỗi công ty và doanh nghiệp, vậy công việc quản lý nhân sự bao gồm những việc gì và các vị trí gì?
Các công việc chính của quản lý nhân sự bao gồm :
Giám đốc nhân sự
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức mà công việc quản lý nhân sự của các bộ phận có thể chồng chéo nhau. Tuy nhiên ở các tổ chức lớn, công việc của giám đốc nhân sự được xác định rõ ràng và có vai trò đặc biệt trong quản lý nhân sự.
Giám đốc nhân sự phải là người có kinh nghiệm quản lý nhân sự cũng như kỹ năng chuyên môn cao. Biết cách xây dựng các kế hoạch tuyển dụng cũng như việc đào tạo và phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, giám đốc nhân sự cũng sẽ hỗ trợ cho các bộ phận nhân sự khác về đào tạo nhân viên, phỏng vấn và tiếp nhận, đánh giá nhân sự.
Ở những tổ chức nhỏ, giám đốc nhân sự cũng chính là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên.
Nhân viên nhân sự
Nhiệm vụ của các nhân viên nhân sự bao gồm việc quản lý các công việc tuyển dụng của công ty ; quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của nhân viên trong công ty; Quản lý công tác đào tạo nhân viên của công ty; Quản lý về các văn phòng phẩm trong công ty; Quản lý chuyện nghỉ phép, nghỉ việc của nhân viên… Nói chung công việc của các nhân viên nhân sự là cực kì nhiều bởi vì công việc này liên quan đến toàn bộ hệ thống cán bộ, nhân viên trong công ty.
Xem thêm: Chi phí vận hành là gì? Phương pháp cắt giảm chi phí vận hành của doanh nghiệp
Ta có thể chia các hoạt động trong quản trị nhân sự ra làm 3 nhóm chính:
1. Hoạt động quản lý Bao gồm các hoạt động thiết kế và tổ chức công việc, hoạch định nguồn nhân lực, lựa chọn và bố trí nhân lực; theo dõi, quản lý công việc.
2. Hoạt động phát triển Bao gồm các hoạt động đào tạo và phát triển nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực.
3. Hỗ trợ Bao gồm hoạt động xây dựng chính sách tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động… Như vậy, phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách và xây dựng cơ cấu, hệ thống trong việc quản trị nhân sự.
Chính vì có vai trò quan trọng như vậy mà công tác quản lý hành chính – nhân sự có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Người làm quản lý hành chính nhân sự tốt sẽ giúp người quản lý doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động của doanh nghiệp; giúp nhà quản lý tìm được cách đối xử của người tổ chức với người lao động; giúp nhà quản lý đánh giá được sự thực hiện công việc của nhân viên; xây dựng và quản lý hệ thống thù lao động; thiết lập và áp dụng các chính sách, phụ cấp, bảo hiểm xã hội…
Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự là gì
Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, quản lý nhân sự đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài. Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia nhập lĩnh vực này?
Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.
Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người – cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.
Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.
Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự.
Quản lý nhân sự là gì ? Và làm thế nào để thành công với nghề nhân sự??
Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.
Khi nào nên sử dụng nguồn nhân lực nội bộ và bên ngoài
Công ty mới thành lập ban đầu việc tuyển dụng từ bên ngoài là lựa chọn duy nhất nếu muốn nguồn lực ngoài người thân và bạn bè. Tuy nhiên, sau khi lượng nhân viên tạm ổn định nên bắt đầu xem xét các ứng viên nội bộ.
Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng nội bộ, tổ chức phỏng vấn trước khi đăng tuyển công khai.
Một số trường hợp doanh nghiệp cần định hướng lựa chọn:
- Tuyển dụng bên ngoài: phát triển nhân viên, cải thiện tính đa dạng, tăng trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh, năng lực mới — ý tưởng mới — đổi mới tổ chức.
- Tuyển dụng nội bộ: Văn hóa phù hợp, chi phí tuyển dụng thấp hơn, hiệu suất ban đầu cao, mức lương nhân viên thấp hơn, giảm thời gian tuyển dụng, giảm tỉ lệ nghỉ việc…
Tuyển dụng nội bộ
Theo tình hình hiện nay, nhiều công ty cho rằng nhân sự mới từ nguồn nội bộ nên có khoảng 15–28%, đối với các tập đoàn quốc tế hướng tới mục tiêu cao hơn từ 55% trở lên. Vì không có mộ tỷ lệ nào chính xác, duy nhất nên việc cân đối 30% nội bộ — 70 bên ngoài đang được ưu tiên.
Lợi ích và hạn chế của tuyển dụng nội bộ
a. Lợi ích
- Chi phí thấp hơn 50% so với nguồn bên ngoài
- Kết nối và tiếp cận với công việc nhanh chóng
- Tỷ lệ rủi ro thấp
- Thời gian tuyển dụng và phát triển tài năng nhanh chóng
b. Hạn chế
Vấn đề hạn chế từ hình thức tuyển dụng này tùy thuộc vào quy mô của công ty hiện tại, đáng chú ý nhất vẫn là những công ty có số lượng ứng viên nhỏ, rất có thể sẽ không có nhân viên đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cho vị trí mới.
Song đó, người quản lý trực tiếp cảm tính có thể không muốn từ bỏ nhân viên của mình. Và hạn chế lớn nhất vẫn là thiếu sự đa dạng văn hóa, thiếu đi những ý tưởng mới, phát triển theo hướng an toàn, khó đột phá.
Tuyển dụng bên ngoài
Tuyển dụng bên ngoài là phương thức mà hầu hết các nhà quản lý muốn tìm kiếm một ứng viên sáng giá cho vị trí mới. Công tác này thường được thực hiện bằng cách thông báo trên Website nội bộ, mạng xã hội và các trang web tuyển dụng uy tín…
Lợi ích và hạn chế của tuyển dụng bên ngoài
a. Lợi ích
- Tiếp cận được số lượng ứng viên tiềm năng, đa dạng hơn
- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành
- Tiếp cận ý tưởng mới mẻ, cải thiện quy trình kinh doanh, phát triển sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ
b. Hạn chế
- Chi phí tuyển dụng cao
- Thời gian tuyển dụng dài hơn
- Thời gian hòa nhập vào công việc và môi trường lâu hơn
- Tỷ lệ nghỉ việc, rủi ro cao hơn
Xem thêm: Hoạch định nguồn nhân lực là gì? Làm thế nào để hoạch định nguồn nhân lực?
Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Quantrinhansu.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.
Hữu Đệ – Tổng hợp và Edit