Phân phối bán lẻ là gì và nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì khi bán lẻ hàng hoá tại Việt Nam? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Quyền phân phối bán lẻ là gì ?

Phân phối bán lẻ là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Có thể hiểu, bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, không phải bán cho tổ chức, cá nhân khác để bán lại.
Quyền phân phối bán lẻ có thể được thực hiện trực tiếp
Từ kho của bên bán tới người tiêu dùng mà không thông qua một cơ sở bán lẻ nào, hoặc được thực hiện tại cơ sở bán lẻ. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp thực hiện quyền phân phối bán lẻ phải thực thủ tục xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
>>>Xem thêm: Asus ZenBook Duo: Phong cách là nhất thời – Đẳng cấp là mãi mãi [2020]
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Phân phối bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Vậy mỗi doanh nghiệp có thể có bao nhiêu cơ sở bán lẻ để thực hiện quyền phân phối bán lẻ của mình. Câu trả lời là không có quy định hạn chế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lập nhiều cơ sở bán lẻ để thực hiện quyền phân phối bán lẻ.
Cơ sở bán lẻ
Phân phối bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh

(a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
(b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018;
(c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
(d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
(đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
>>>Xem thêm; Tổng hợp các kênh đầu tư Online hiệu quả 2020
Các loại giấy phép cần thiết
Để thực hiện quyền phân phối bán lẻ tại cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu các loại giấy phép như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ.
Giấy chứng nhận lập cơ sở bán lẻ được cấp cho từng địa điểm bán lẻ, nên nếu doanh nghiệp muốn mở nhiều địa điểm để thực hiện quyền phân phối bán lẻ thì phải xin cấp nhiều giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Các hình thức của bán lẻ là gì?
Có hai hình thức của bán lẻ, là bán lẻ không lập cơ sở bán lẻ và bán lẻ có lập cơ sở bán lẻ.
Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ, chẳng hạn như cửa hàng, siêu thị, quầy hàng …….
Đối với hình thức bán lẻ không lập cơ sở bán lẻ, thì hàng hoá được nhập về rồi lưu kho của nhà phân phối, sau đó chuyển thẳng tới địa điểm gia hàng mà bên mua lẻ chỉ định. Nói cách khác, hàng hoá không được trưng bày, giới thiệu tại cửa hàng.
Đối với hình thức bán lẻ có lập cơ sở bán lẻ thì hàng hoá được nhập về rồi lưu kho, trưng bày và bán trực tiếp tại cơ sở bán lẻ. Nghĩa là khách hàng sẽ đến mua hàng tại cơ sở bán lẻ.
Lưu ý phân phối bán lẻ

Trong trường hợp lập cơ sở bán lẻ ở tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) khác với tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) mà doanh nghiệp có trụ sở chính thì doanh nghiệp phải lập chi nhánh để quản lý cơ sở bán lẻ đó.
Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tuân thủ quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về ENT là gì và các tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế thì có thể đọc thêm tại bài viết ent là gì trên website này của chúng tôi.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Phân phối bán lẻ. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Phương pháp tạo sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( doanhnghiepvadautu, intecovietnam, … )