Hệ số lương là gì? Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch tiền lương giữa các mức lương theo ngạch, bậc lương của nhân viên. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về hệ số lương, cùng tham khảo nhé.
Hệ số lương là gì?
Hệ số lương là một loại chỉ số nhằm thể hiện mức chênh lệch tiền lương giữa các cấp bậc hoặc vị trí công việc căn cứ trên các yếu tố như trình độ, bằng cấp, thời gian công tác,…
Hệ số này, về bản chất, được sử dụng để tính mức lương thực nhận cho các cán bộ công tác trong các đơn vị nhà nước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng có các chính sách điều chỉnh và xây dựng các thang hệ số lương để tính toán mức lương cơ bản, trợ cấp kèm các chế độ khác cho nhân viên của mình.
Đây được xem như một yếu tố cơ bản của thang lương và bảng lương, là sở sở để cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bao gồm trả lương và các chế độ phụ cấp như bảo hiểm xã hội, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép,…
Xem thêm Hệ số lương cơ bản là gì? Cách tính hệ số lương cơ bản mới nhất 2020
Định nghĩa lương cơ bản
Lương cơ bản là mức lương tối thiểu người lao động nhận được trong quá trình làm việc
Lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà người lao động có thể nhận được trong quá trình làm việc tại một cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó. Các khoản tiền thưởng, phụ cấp phúc lợi hay các khoản thu nhập bổ sung sẽ không được tính vào mức lương này. Trong các cơ quan nhà nước thì mức lương này sẽ có văn bản quy định còn trong các doanh nghiệp tư nhân thì mức lương cụ thể sẽ được chủ lao động và nhân viên trao đổi, thỏa thuận trong quá trình tuyển dụng (thường ở vòng phỏng vấn).
Lương cơ bản chính là cơ sở để xác định mức lương, chế độ phụ cấp, chi phí hoạt động hay các chế độ đi kèm với mức lương này. Đồng thời, đây cũng chính là căn cứ để các cơ quan, doanh nghiệp tính toán và thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Mức đóng bảo hiểm tối đa hiện nay là bằng 20 lần mức lương cơ bản.
Theo thời gian lao động thì doanh nghiệp cũng có những thay đổi nhất định trong mức lương cơ bản của nhân viên.
Định nghĩa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Khái niệm lương cơ bản thường bị nhầm lẫn với lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.
Trong các cơ quan nhà nước, lương cơ sở là mức lương nền tảng để tính toán các mức lương và phụ cấp khác nhau trong bảng lương. Các mức lương này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hệ số lương.
Trong khi đó, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất do Nhà nước đề ra để doanh nghiệp và người lao động sử dụng làm cơ sở thỏa thuận mức lương thực nhận.
Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương?
Lương cơ bản là gì ?
Hệ số lương là gì? Lương cơ bản là khoản tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ (người sử dụng lao động – doanh nghiệp) – dùng làm căn cứ tính đóng các khoản bảo hiểm gồm BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ và không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hay các khoản bổ sung, phúc lợi khác.
Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương ?
Theo Nghị định 49/2013 của Chính phủ, cách tính lương theo hệ số được áp dụng thống nhất theo quy định về thang lương – bảng lương. Công thức chung như sau:
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
– Cụ thể, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng dần qua các năm:
Năm áp dụng | Thời gian áp dụng | Mức lương cơ sở |
2013 – 2016 | Từ 1/7/2013 | 1.150.000 đồng/tháng |
2016 – 2017 | Từ 1/5/2016 | 1.210.000 đồng/tháng |
2017 – 2018 | Từ 1/7/2017 đến 30/6/2018 | 1.300.000 đồng/tháng |
2018 – 2019 | Từ 1/7/2018 đến 30/6/2019 | 1.390.000 đồng/tháng |
2019 – 2020 | Từ 1/7/2019 đến 30/6/2019 | 1.490.000 đồng/tháng |
2020 | Từ 1/7/2020 | 1.600.000 đồng/tháng |
(Chưa áp dụng do tác động của đại dịch Covid – 19) |
Hệ số lương doanh nghiệp
Hệ số lương là gì? Như đã nói ở trên, doanh nghiệp sử dụng hệ số lương vào mục đích xây dựng thang lương, bảng lương. Khi xây dựng thang, bảng lương doanh nghiệp cần chú ý những điều như sau:
– Cần đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, giới tính…
– Cần thường xuyên được rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình doanh nghiệp, với mặt bằng lương.
– Quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang bảng lương cần phải có ý kiến của đại diện tập thể người lao động, được công bố rộng rãi và phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền.
Qua bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về hệ số lương là gì? Tính lương cơ bản theo hệ số lương?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( luatminhkhue.vn, ebh.vn, … )