Chỉ số Wacc là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Chỉ số Wacc là gì?

WACC – Weighted Average Cost of Capital có nghĩa là chi phí vốn bình quân gia quyền. Theo đó, Wacc là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên cơ sở tỷ trọng các loại vốn mà mình đã sử dụng. Vốn của doanh nghiệp sẽ bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và một số khoản nợ dài hạn khác.
Thông thường, tài chính của một công ty sẽ được phân thành 2 loại: nợ và vốn chủ sở hữu. Wacc là mức chi phí trung bình để huy động được số tiền đó một cách hiệu quả, tính theo tỷ lệ của từng nguồn.
Xem thêm Chính sách tiền tệ là gì? Tại sao có chính sách tiền tệ?
Ý nghĩa chỉ số Wacc
Trên thực tế, chỉ số Wacc đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Bằng việc tính toán Wacc, chúng ta có thể biết được một công ty sẽ phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng tiền được tài trợ.
Bên cạnh đó, Wacc cũng được sử dụng để làm tỷ suất chiết khấu, phục vụ việc tính giá trị hiện tại của các dòng tiền phát sinh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá và lựa chọn được dự án đầu tư phù hợp với mình.
Thông thường, doanh nghiệp sẽ tìm biện pháp nhằm giảm Wacc thông qua các nguồn tài trợ có chi phí thấp. Chẳng hạn như, việc phát hành trái phiếu mang tiềm năng hấp dẫn hơn phát hành cổ phiếu nếu có mức lãi suất thấp hơn yêu cầu của cổ phiếu.
Ngoài ra, Wacc cũng được dùng nhằm mục đích đánh giá các cơ hội đầu tư sinh lời của một công ty bởi nó đại diện cho chi phí cơ hội của doanh nghiệp. Theo đó, Wacc sẽ đóng vai trò như tỷ suất sinh lợi tối thiểu giúp doanh nghiệp đánh giá việc sáp nhập và mua lại cũng như mô hình tài chính của các khoản đầu tư nội bộ.
Cách tính chỉ số Wacc
Hiện nay, chi phí vốn bình quân gia quyền WACC sẽ được tính bằng công thức:
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)
Trong đó:
- Re là chi phí sử dụng vốn cổ phần
- Rd là chi phí sử dụng nợ
- E là giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần
- D là giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp
- V là tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp
- Tc là thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong công thức trên, E/V là những chỉ số đại diện cho tỷ lệ tài chính dựa trên vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, chỉ số D/V sẽ đại diện cho tỷ lệ tài chính dựa trên nợ.
WACC là tổng của hai thuật ngữ [(E / V) * Re] và [(D / V) * Rd * (1-Tc)]. Cụ thể, vế thứ nhất đại diện cho giá trị trọng số của vốn liên kết vốn, còn vế sau đại diện cho giá trị trọng số của vốn liên kết nợ.
Ví dụ về WACC

Một công ty cổ phần có tổng số nguồn vốn là 5000 triệu đồng, được hình thành từ các nguồn sau:
Nguồn vốn | Giá trị (triệu đồng) | Tỷ trọng (%) |
Vốn vay | 2.250 | 45% |
Vốn chủ sở hữu | 2.750 | 55% |
Cộng | 5.000 | 100 |
Theo tính toán, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/ năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13.4%. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%/ năm.
Khi đó, chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền WACC là:
WACC = 55% x 13,4% + 45% x 10% x (1 – 20%) = 10,97%
Xem thêm Kỹ năng đầu tư tài chính những điều bạn cần nên biết
Cách xác định Chi phí sử dụng nợ vay
Chỉ số Wacc là gì? Nợ vay là khoản tiền doanh nghiệp vay mượn bên ngoài và phải thanh toán (gốc + lãi) theo ngày thỏa thuận.
Tiền lãi mà doanh nghiệp trả cho khoản vay sẽ được khấu trừ thuế nên sử dụng Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế thường được chú ý hơn.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu, các khoản vay với hình thức khác nhau.
Vì thế, Chi phí sử dụng vốn vay là thước đo hiệu quả để biết được…
Cách sử dụng WACC
Cách sử dụng WACC hiệu quả nhất mà các nhà phân tích chứng khoán thường áp dụng là đánh giá giá trị của các khoản đầu tư. Đồng thời, khi cần đánh giá xác định nên mua cổ phiếu nào, họ cũng sử dụng WACC. Chẳng hạn, trong việc phân tích các dòng tiền chiết khấu, họ có thể áp dụng công thức tính WACC để làm tỷ lệ chiết khấu cho các luồng tiền trong tương lai. Việc này nhằm mục đích lấy được giá trị hiện tại ròng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, WACC cũng có thể được sử dụng như một cách tính tỷ lệ vượt rào để đánh giá hiệu suất ROIC cho các công ty và nhà đầu tư. Giá trị gia tăng kinh tế (EVA) cũng được tính toán dựa trên chi phí WACC này.
Bên cạnh đó, WACC cũng còn là dấu hiệu để xem có đáng đầu tư hay không. Hiểu đơn giản hơn một chút, WACC chính là tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được mà ở đó công ty sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Theo đó, để xác định lợi nhuận cá nhân, bạn chỉ cần lấy lợi nhuận công ty trừ đi WACC (theo tỉ lệ %).
Những hạn chế của WACC

Chỉ số Wacc là gì? Công thức tính WACC nhìn thì dễ hiểu và dễ tính toán nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi, các yếu tố nhất định tham gia vào công thức này không phải lúc nào cũng là giá trị nhất quán, những người khác nhau sẽ có những báo cáo con số thực tế khác nhau vì những lý do riêng.
Vì thế, nếu muốn đầu tư vào một công ty hay không, các nhà đầu tư cần phải tính toán bằng một cái nhìn sâu sắc, thông qua những số liệu khác nhau để xác định chính xác hơn.
Qua bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về chỉ số Wacc là gì? Chỉ số Wacc có ý nghĩa gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( ladigi.vn, voh.com.vn, … )