• Trang Chủ
  • Quản trị nhân sự
    • Tuyển dụng nhân sự
    • Đánh giá nhân sự
    • Lương bổng và đãi ngộ
    • Hoạch định nhân sự
  • Góc nhà quản trị
  • Kinh nghiệm
  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Tin tức và sự kiện
Menu
  • Trang Chủ
  • Quản trị nhân sự
    • Tuyển dụng nhân sự
    • Đánh giá nhân sự
    • Lương bổng và đãi ngộ
    • Hoạch định nhân sự
  • Góc nhà quản trị
  • Kinh nghiệm
  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Tin tức và sự kiện

Đi xin việc cần chuẩn bị gì – Xem ngay nếu chưa biết

ATPMediaby ATPMedia
30/03/2020
in Kiến thức tuyển dụng, Quản trị nhân sự
0
Chon Trang Phuc Phu Hop Khi Di Phong Van Xin Viec

Mục Lục

Toggle
  • Các giấy tờ cần thiết
  • Thông tin công ty
  • Sổ tay, bút ghi
  • Đồ dùng gọn nhẹ
  • Các giấy tờ cần thiết
  • Ngôn ngữ cơ thể
  • Thái độ tự tin và thẳng thắn
  • Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”
  • Sức mạnh của nụ cười
  • Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Giao tiếp bằng ánh mắt
  • Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ khi phỏng vấn xin việc
  • Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động
  • Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị

Các giấy tờ cần thiết

Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua Internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in hoặc ghi trên loại giấy chất lượng.

Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ bận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Việc bạn chuẩn bị sẵn vài bản CV sao in sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.

Thông tin công ty

Hãy ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty. Còn gì tốt hơn khi bạn đang tìm đường đến nhưng bị lạc. Những thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến.

Bộ hồ sơ xin việc chuẩn cần có những giấy tờ gì? - Quantrimang.com

Sổ tay, bút ghi

Rất nhiều bạn khi đang được phỏng vấn không mang theo gì cả. Đây thực sự là thiếu sót không đáng có. Có rất nhiều thông tin cần thiết được tiết lô buộc bạn phải cần có sổ tay và bút để ghi lại. Hành động này gián tiếp giúp NTD thấy rõ bạn thực sự quan tâm, dành tâm huyết cho công việc ấy.

Đồ dùng gọn nhẹ

Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, những người mang đồ dùng cồng kềnh khi phỏng vấn không được đánh giá cao. Họ là những người có đầu óc tổ chức kém và khó hoàn thành công việc đúng hạn.

Đừng để bạn rơi vào trường hợp này. Hãy chọn một chiếc túi đơn giản, có thể chứa tất cả vật dụng của bạn. Đừng bao giờ mang áo khoác trên tay trong khi có thể bỏ gọn vào cặp.

Các giấy tờ cần thiết

Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua Internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in hoặc ghi trên loại giấy chất lượng.

Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ bận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Việc bạn chuẩn bị sẵn vài bản CV sao in sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.

Bộ hồ sơ xin việc chuẩn cần có những giấy tờ gì? - Quantrimang.com

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là kỹ năng giao tiếp quan trọng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng.

Liên tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình.

Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần… Để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng. Đọc thêm về nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ

Thái độ tự tin và thẳng thắn

Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Để làm được điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Mặc dù chúng ta luôn xem trọng cuộc phỏng vấn, nhưng cũng nên xem đây như là một công việc mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.

Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”

Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.

Sức mạnh của nụ cười

Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành và thân thiện. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng nụ cười đúng lúc. Chẳng hạn như khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một chuyến công tác nào đó, tình huống ấy khiến bạn có thêm kinh nghiệm làm việc như thế nào…

Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn mang đến một bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Giao tiếp bằng ánh mắt

Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.

Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ khi phỏng vấn xin việc

Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói xấu” sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng, hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời khỏi công ty của họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự.

Kinh nghiệm gửi HỒ SƠ ỨNG TUYỂN lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng ...

Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy nói về sự không phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự mong mỏi được dấn thân vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới.

Xem thêm:  Hướng dẫn trình độ văn hóa trong đơn xin việc mới nhất 2020

Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động

Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng mềm trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại.

Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao. Đọc thêm: Cách đặt câu hỏi thông minh.

Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty.

Chẳng hạn như: “loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất cho công việc này?”, hay “tôi đã từng sử dụng qua một phần mềm rất phù hợp với công việc ở đây, không biết công ty mình đã thử qua phương thức đó chưa?”……

Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả. Vòng phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội để bạn hoàn thiện bức chân dung của mình một cách chân thật để cuối cùng nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn chứ không phải ai khác.

Hãy nhanh chóng lập danh mục cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn theo hướng dẫn sau, công việc mơ ước sẽ luôn trong tầm tay bạn!

Mặc gì khi đi phỏng vấn? - CareerBuilder.vn

Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị

Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.

Tags: Đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gìĐi xin việc cần những gìHồ sơ xin việc gồm những gìLưu ý khi đi phỏng vấn xin việcNgười phỏng vấn cần chuẩn bị những gìNhững kỹ năng cần thiết khi đi xin việcNhững thứ cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấnTrước khi xin việc làm cần tìm hiểu những thông tin gì
Previous Post

Sofa giá rẻ uy tín Hưng Phát Sài Gòn Tại HCM

Next Post

Phễu bán hàng là gì? Hướng dẫn xây dựng phễu bán hàng chất lượng

Next Post
Bán Hàng

Phễu bán hàng là gì? Hướng dẫn xây dựng phễu bán hàng chất lượng

GIẢI PHÁP MARKETING

  • Phần Mềm Livestream FB
  • Phần Mềm Quảng Cáo FB
  • Phần Mềm Kết Bạn Tự Động
  • Phần Mềm Đăng Bài Fanpage
  • Phần Mềm Bán Hàng Đa Kênh

PHẦN MỀM

  • Phần Mềm Quét Email
  • Phần Mềm Quét SĐT
  • Phần Mềm Lấy UID FB
  • Phần Mềm Quét UID FB
  • Phần mềm Seeding

Liên Kết

  • Kiếm tiền Online
  • Ý Tưởng Kinh Doanh
  • Cẩm Nang Khởi Nghiệp
  • Kinh Doanh Mỹ Phẩm
  • Cộng đồng DigitalMarketing

Liên Kết

  • Đăng tin Bất động sản
  • Công cụ SEO miễn phí
  • Thiết kế Website miễn phí
  • Top chủ đề
  • Ghi chú trực tuyến
    DMCA.com Protection Status
© Copyright 2018 ATPSoftware, All Rights Reserved